Thông tin chung

Trung tâm Việt - Nhật

Trung tâm Việt - Nhật

1. Giới thiệu chung

Trung tâm Việt Nhật được thành lập năm 2005 trên cơ sở kết quả của Dự án Tăng cường khả năng đào tạo công nhân kỹ thuật tại trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội Jica-HIC. Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (gọi tắt là Jica) Tài trợ cho trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội (tiền thân của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ngày nay) trị giá 5 triệu đô, giai đoạn 2000 – 2005, với 3 ngành đào tạo: Gia công Cơ khí; Gia công Kim loại tấm; Điều khiển điện, đào tạo theo Công nghệ Nhật Bản.

Học viên của Trung tâm Việt - Nhật được đào tạo trong môi trường học tập chuyên nghiệp, hiện đại, thầy cô nhiều kinh nghiệm, nhiệt huyết và tận tình, học viên được đào tạo trở thành kỹ thuật viên, chuyên gia kỹ thuật có phẩm chất đạo đức tốt, kiến thức và kỹ năng thực hành trên các thiết bị tiên tiến theo công nghệ đào tạo của Nhật Bản, đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Ngày nay trung tâm Việt Nhật đào tạo các ngành trình độ Cao đẳng: Chế tạo máy; Cắt gọt kim loại; Điện Công nghiệp; Điện tử Công nghiệp theo công nghệ Nhật Bản. Thời gian đào tạo 2,5 năm, có thể liên thông lên đại học chính quy

Đội ngũ giảng viên của trung tâm có trình độ Tiến Sĩ, Thạc Sĩ, có bề dày kinh nghiệm và nhiệt huyết, được đào tạo cập nhật công nghệ tại Nhật Bản.

Cơ sở vật chất của trung tâm bao gồm các máy, trang thiết bị hiện đại của Nhật bản, các phòng thực hành Tiện vạn năng; Phay vạn năng; phòng thực hành Tiện Phay CNC; phòng thực hành Mài phẳng, mài tròn; phòng thực hành Cắt dây; phòng thực hành Nguội; phòng thực hành CAD/CAM; phòng thực hành Đo lường; phòng thực hành Đột dập CNC; phòng thực hành Hàn kim loại tấm; phòng thực hành Điện tử Công suất; phòng thực hành Máy điện; phòng thực hành Hệ thống điện; phòng thực hành Vi điều khiển; phòng thực hành Điện cơ bản; phòng thực hành Điều khiển Điện Khí nén; phòng thực hành Mạng PLC; phòng thực hành Điện tử cơ bản;

Trung tâm thường xuyên đăng cai các hội thi thợ giỏi các khu Công nghiệp, thi thợ giỏi của Công đoàn thành phố Hà Nội. Thường xuyên tổ chức các đợt đánh giá kỹ năng nghề cho giáo viên các trường và người lao động.

Nhiều sinh viên của trung tâm đã tham gia và đạt giải cao hội thi cấp thành phố và cấp quốc gia và quốc tế như kỳ thi học sinh giỏi nghề CNC; thi kỹ năng nghề Đo kiểm.

Cán bộ giáo viên và sinh viên của Trung tâm luôn tham gia các hoạt động phong trào do Nhà trường tổ chức như phong trào thể dục – thể thao, văn hóa văn nghệ cán bộ, giáo viên và sinh viên luôn đạt giải cao.

2. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

a. Ngành Chế tạo máy; Cắt gọt kim loại

Sau khi tốt nghiệp học viên có thể:

- Đọc hiểu, vẽ được bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp;

- Hiểu rõ tính chất cơ lý của các loại vật liệu thông dụng dùng trong ngành cơ khí và các phương pháp xử lý nhiệt;

- Hiểu rõ độ chính xác gia công và có phương án gia công để đạt độ chính xác;

- Nắm vững cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp đo, đọc, hiệu chỉnh, bảo dưỡng các loại dụng cụ đo của nghành Cơ khí;

- Nắm vữngnguyên tắc và trình tự thiết kế những bộ truyền động căn bản, thông dụng trong ngành cơ khí;

- Lập được quy trình công nghệ gia công cơ khí để gia công chi tiết máy đạt yêu cầu kỹ thuật.

- Nắm vững các phương pháp gia công cắt gọt theo từng công nghệ, các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục;

- Có khả năng lập chương trình, vận hành gia công trên các máy Tiện CNC, Phay CNC, Cắt dây, Xung điện, vận hành gia công trên các máy Tiện, Phay vạn năng, thiết kế CAD/ CAM.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:

- Trực tiếp lập chương trình gia công, vận hành các máy máy tiện, phay CNC; các máy công cụ vạn năng.

- Là kỹ thuật viên trong phân xưởng, nhà máy, công ty có liên quan đến ngành cơ khí;

- Là tổ trưởng sản xuất; Quản đốc phân xưởng trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm cơ khí.

- Tự làm chủ nhà máy, phân xưởng sản xuất cơ khí.

Nếu học viên muốn xin việc, trung tâm cam kết 100% sinh viên đạt chuẩn đầu ra có việc làm.

b. Ngành Điện tử Công nghiệp

Sau khi tốt nghiệp học viên có thể:

- Thiết kết, chế tạo được mạch điện tử theo yêu cầu.

- Thiết kế, lập trình cho bộ vi điều khiển trong các thiết bị điện tử, điều khiển tự động...trong công nghiệp và dân dụng.

- Thiết kế, lắp đặt, lập trình cho PLC trong các hệ thống điều khiển tự động, điều khiển vị trí.

- Thiết kế được giao diện màn hình HMI.

- Thiết kế, lắp đặt hệ thống mạng truyền thông công nghiệp.

- Có kĩ năng phân tích, đánh giá các hiện tượng xảy ra trong quá trình hoạt động của thiết bị điện tử, hệ thống điều khiển tự động từ đó đưa ra phương án bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa cũng như cải tiến, nâng cấp tính năng của thiết bị, của hệ thống để đáp ứng được sự thay đổi công nghệ sản xuất.

- Có kĩ năng lập trình cho vi điều khiển, PLC.

- Có kĩ năng thiết kế giao diện màn hình giám sát HMI.

- Có kĩ năng đo kiểm tra các mạch điều khiển tuần tự, các hệ thống điều khiển dùng PLC, hệ thống mạng truyền thông công nghiệp.

- Có kĩ năng chế tạo mạch in.

- Sử dụng thành thạo một số thiết bị đo lường như đồng hồ vạn năng, máy hiện sóng, máy phát xung...

- Sử dụng thành thạo phần mềm thiết kế mạch điện tử, mô phỏng mạch điện tử.

- Có kĩ năng tổ chức, triển khai quy trình công nghệ trong thực tiễn sản xuất.

c. Ngành Điện Công nghiệp

Sau khi tốt nghiệp học viên có khả năng:

Làm việc tại các Doanh nghiệp trong nước và nước ngoài liên quan đến điện Công nghiệp với các công việc sau:

- Thiết kế, lắp đặt, sửa chữa thay thế, bảo dưỡng các thiết bị điện công nghiệp như: Hệ thống điều khiển, hệ thống khí nén, điện tự động hóa, hệ thống điều khiển sử dụng PLC.

- Vận hành, lắp đặt, bảo trì phần điện các máy gia công cơ khí và dây truyền sản xuất.

- Làm việc tại các phân xưởng lắp ráp tủ, bảng điện

- Lắt đặt điện cho các nhà, xưởng sản xuất

- Làm trưởng nhóm, trưởng bộ phận sản xuất trong nhà máy

- Trở thành cán bộ quản lý, chuyên viên kỹ thuật làm việc cho các cơ quan nhà nước, các công ty nước ngoài liên quan đến lĩnh vực điện công nghiệp.

d. Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí

Sau khi học và tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí sẽ đạt được những kiến thức chuyên môn và năng lực thực hiện được các công việc chính như sau:

- Có thái độ, tác phong làm việc chuẩn mực và chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp hiện nay.

- Có kiến thức tổ chức, quản lý sản xuất và công tác An toàn lao động, vệ sinh công nghiệp trong các nhà máy sản xuất.

- Nắm được tính chất cơ lý của các loại vật liệu thông dụng dùng trong ngành cơ khí và các phương pháp xử lý nhiệt.

- Vẽ và thiết kế được chi tiết trên các phần mềm 2D và 3D.

- Đọc và phân tích được bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp.

- Nắm vững cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp đo, đọc, hiệu chỉnh, bảo dưỡng các loại dụng cụ đo của nghành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí.

- Vận hành và gia công được các loại máy cắt gọt để chế tạo chi tiết theo từng công nghệ.

- Có kiến thức lập trình, vận hành gia công trên các máy tiện CNC, phay CNC, cắt dây và xung điện.

- Biết được ưu và nhược điểm các loại mối ghép, bộ truyền động học trong các loại máy Công nghiệp.

- Hiểu rõ độ chính xác gia công để có phương pháp lắp ráp, bảo trì và sửa chữa đúng theo yêu cầu.

- Lập được quy trình lắp ráp, bảo trì và sửa chữa được chi tiết, cụm chi tiết và máy công cụ vạn năng, máy CNC đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Có kiến thức, kỹ năng vận chuyển và lắp đặt máy.

- Tháo lắp, bảo trì và sửa chữa được máy công cụ và các loại khuôn mẫu cơ bản.

3.Các thành tích đạt được

*Đối với tập thể cán bộ giáo viên

-Nhiều năm đạt giải cao trong phong trào thực hiện 5S do trường Đại học Công nghiệp phát động

- Năm 2014 Trung tâm được nhận bằng khen của Bộ công thương về phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt".

- Năm 2016 được nhận bằng khen của Ban chấp hành Công đoàn Công thương Việt Nam.

- Nhiều năm đạt danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc", nhiều cá nhân đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp trường

- Năm 2015, 2016 giáo viên ở trung tâm liên tục đạt giải nhì trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường

- Về công tác khoa học công nghệ: Trong 5 năm trở lại Trung tâm có 8 bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí nổi tiếng, nhiều sáng kiến kinh nghiệm của các thầy cô được áp dụng trong thực tiễn phục vụ công tác giảng dạy, quản lý.

* Đối với sinh viên

- Năm 2015, 2 sinh viên ngành Cắt gọt kim loại của Trung tâm đã được tham gia kỳ thi kỹ năng tay nghề thế giới lần thứ 43 tổ chức tại Brazil

- Năm 2016, 2 sinh viên ngành Cắt gọt kim loại đã thi đỗ vào học viện Denso để ôn luyện thi Tuyển thủ tay nghề thế giới năm 2017

- Nhiều năm liên tiếp tham gia cuộc thi Sáng tạo Robot vòng loại cấp trường; năm 2018, đội Robot của TT lọt vào vòng loại 1/16 tại vòng chung kết toàn quốc cuộc thi Sáng tạo Robocon

- Năm 2018, sinh viên tham gia Hội thi tay nghề các cấp và đạt các thành tích: 2 giải nhất nghề Tự động hóa CN cấp Bộ Công Thương, 1 giải ba nghề Lắp đặt điện cấp Thành phố, 1 giải khuyến khích nghề Lắp đặt điện cấp Bộ Công Thương, 2 giải khuyến khích nghề Tự động hóa CN cấp Quốc gia

*Công tác phong trào

- Phong trào văn nghệ, thể dục thể thao của CBVC, HSSV của trung tâm nhiều lần giành được thứ hạng cao trong các cuộc thi, nhận được nhiều cờ, giấy chứng nhận: năm 2015,2016 đạt 1 nhất, 2 nhì, 2 ba trong phong trào bóng đá, bóng chuyền của CBGV, HSSV

4. Thông tin tuyển sinh năm 2023

(Xét tuyển, đào tạo Cao đẳng chính quy theo công nghệ Nhật Bản)

TT

Lĩnh vực

Ngành tuyển sinh

Mã Ngành

Chỉ tiêu

1

Cơ khí

Công nghệ chế tạo máy

6510212

100

Cắt gọt kim loại

6520121

150

Công nghệ kỹ thuật cơ khí6510201150

2

Điện

Điện công nghiệp

6520227

200

3

Điện tử

Điện tử công nghiệp

6520225

100

Tổng cộng

550

(Ngành cắt gọt kim loại được giảm 70% học phí)